Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
7 thói quen cần cho tiêu hóa
Nhịp sinh học và giấc ngủ ảnh hưởng đến một loạt các chức năng sinh lý, bao gồm cả hệ tiêu hóa.

 


Sống lâu sống khỏe - ngoài việc quan tâm chất lượng thực phẩm cần phải quay về thuận với nhịp của thời gian - Ảnh: NGUYỄN VĂN ĐÀN


Nghiên cứu mới đây của các chuyên gia y tế chứng minh rằng nhịp sinh học, giấc ngủ ảnh hưởng đến sự ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng, chuyển hóa tốt...

 

Sự gián đoạn của giấc ngủ và nhịp sinh học có thể làm tăng tính dễ tổn thương của hệ tiêu hóa, bao gồm trào ngược, viêm loét dạ dày thực quản, viêm ruột, bệnh ruột kích thích và cả ung thư đường tiêu hóa.

 

Miệng - thực quản

 

Tiêu hóa bắt đầu từ miệng là quá trình nhai, tiết nước bọt và nuốt. Trong giấc ngủ, nhai giảm rõ rệt, sản xuất nước bọt giảm đáng kể, pH nước bọt cũng giảm trong đêm, nuốt giảm từ khoảng 25 lần mỗi giờ khi thức còn khoảng 5 lần mỗi giờ trong khi ngủ.

 

Giảm co thắt thực quản, cơ vòng thực quản dưới cũng giảm trương lực, giãn hơn trong khi ngủ.

 

Kết hợp với hiện tượng tăng tiết axít dịch vị ban đêm, giảm co bóp dạ dày làm cho triệu chứng trào ngược tăng khi ngủ, đồng thời gây rối loạn giấc ngủ...

 

Dạ dày

 

Vai trò chính của dạ dày bao gồm quá trình axít hóa thức ăn và kiểm soát dòng chảy của viên thức ăn vào tá tràng giúp tối ưu hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

 

Dạ dày tiết axít giúp làm biến tính một số protein giúp cho tiêu hóa dễ dàng hơn, kiểm soát nồng độ vi sinh vật theo thức ăn vào đường tiêu hóa. Giấc ngủ và nhịp sinh học có thể ảnh hưởng đến sự tiết axít và nhu động dạ dày.

 

Đỉnh bài tiết axít dạ dày ở người bình thường là từ 22h đến 2h. Các nghiên cứu cho thấy người bệnh bị loét tá tràng bị mất những nhịp điệu của bài tiết axít, thường tăng tiết cả ngày và đêm.

 

Chu kỳ co bóp của dạ dày thường xảy ra 2-4 lần/phút, di chuyển viên thức ăn vào tá tràng, khi ngủ sẽ giảm tần số và biên độ co bóp, do vậy thời gian làm trống dạ dày sẽ chậm hơn.

 

Ruột non

 

Ruột non chịu trách nhiệm cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng, đẩy viên thức ăn tới đại tràng. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng sản xuất amylase, tăng tiêu hóa tinh bột và không thay đổi protease tiêu đạm trong khi ngủ. Sự hấp thu ở ruột non vào ban đêm cũng chậm hơn.

 

Đại tràng, trực tràng

 

Nhu động đại tràng giảm trong giấc ngủ. Cơ vòng hậu môn trong vẫn co, giữ áp lực chủ động, áp suất ống hậu môn vẫn còn lớn hơn áp lực trực tràng để duy trì việc không đi vệ sinh trong giấc ngủ.

 

Rối loạn chu kỳ ngủ - thức hoặc đồng hồ sinh học của ruột non và đại tràng đã được chứng minh có liên quan đến hội chứng ruột kích thích.

 

Từ tất cả các yếu tố trên, cần làm gì để đường tiêu hóa khỏe?

 

Thuận nhịp thời gian, tốt cho tiêu hóa

 

1 Duy trì thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng từ 5h-7h vì sau ngủ dậy, áp suất trực tràng cao hơn ống hậu môn, cả cơ vòng hậu môn trong và ngoài đều giãn.

 

2 Ăn sáng không được trễ sau 9h vì sau một đêm, sự tăng tiết amylase, nồng độ đường huyết giảm, cơ thể thiếu năng lượng hoạt động. Bữa sáng cần đầy đủ các nhóm thực phẩm trong đó phải có tinh bột.

 

3 Bữa trưa không được sau 13h, bởi nếu ăn trễ sau giờ này các chất dinh dưỡng không được tiêu hóa tốt nhất, dạ dày rỗng lâu, tăng nồng độ axít tự do gây tăng viêm loét dạ dày tá tràng, đầy và đau bụng vào buổi chiều tối.




4 Không ăn tối sau 18h, do nhịp độ trao đổi chất và sản xuất dịch tiêu hóa trong dạ dày giảm sau đó. Nếu ăn trễ sẽ kéo dài thời gian lưu thức ăn ở dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ do kéo dài thời gian tiêu hóa và hấp thu.

 

5 Rối loạn hệ thống vi khuẩn thường trú ở đường tiêu hóa gây đầy bụng, rối loạn hấp thu, viêm ruột, tiêu chảy, viêm da, tăng dị ứng... ngoài lý do vệ sinh, miễn dịch còn do rối loạn nhịp sinh học ăn uống, làm mất quân bình axít-kiềm, nhu động và thời gian vận chuyển viên thức ăn trong đường tiêu hóa.

 

6 Các bệnh lý khác như béo phì, hội chứng chuyển hóa là tiền đề cho các bệnh lý như đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư... có thể khởi động ban đầu do thay đổi chu kỳ nhịp sinh học tiêu hóa. Nên ăn đúng giờ.




7 Để bảo vệ sức khỏe, sống lâu sống khỏe, ngoài việc quan tâm chất lượng thực phẩm cần phải quay về thuận với nhịp của thời gian.

 

Hãy sống chậm hơn, đừng để lỡ nhịp sinh học gây những hậu quả mà phải 10-15 năm hay hơn mới thấy.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga tuyên bố tìm ra thuốc chữa mọi bệnh ung thư (04-04-2017)
    Càng yêu lâu, càng không nên bỏ qua 5 việc sau (03-04-2017)
    Bi hài các vụ ly hôn đến luật sư cũng không ngờ tới (02-04-2017)
    Bạn nên nằm ngủ ở tư thế nào? (01-04-2017)
    Tại sao người hay khóc thường sống thọ (31-03-2017)
    Dịch sởi lan khắp châu Âu (29-03-2017)
    3 thói quen làm mát cơ thể vô tình hủy hoại sức khỏe của bạn (28-03-2017)
    Sự thật về rối loạn giấc ngủ có thể bạn chưa biết (26-03-2017)
    Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày (24-03-2017)
    Tác hại của việc xem tivi có thể bạn không ngờ tới (23-03-2017)
    Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư tuyến tiền liệt (21-03-2017)
    5 điều không ngờ giúp đàn ông sống lâu (19-03-2017)
    Nhận diện bệnh từ các kiểu đau đầu (16-03-2017)
    Tại sao cơ thể con người cần nhiều vitamin D (14-03-2017)
    Thắc mắc phổ biến về ung thư (12-03-2017)
    Thịt cá không nên cấp đông nhiều lần (10-03-2017)
    Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con khỏe mạnh (07-03-2017)
    Thiết bị phát hiện virus HIV sau một tuần nhiễm bệnh (06-03-2017)
    5 mẹo giúp người bệnh ung thư lạc quan sống khỏe (04-03-2017)
    Tại sao cầu thủ bị chấn thương đầu lại dễ tuột lưỡi và tử vong (03-03-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153149030.